Trích lá thư của một phụ huynh gửi đến Christine -
“Con gái út của tôi vẫn luôn là đứa trẻ tự tin, hướng ngoại và luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu được đề ra. Nhưng lên năm hai trung học phổ thông thì con bé không còn là chính mình nữa. Con bé căng thẳng, gắt gỏng cả với cha mẹ và luôn trong tình trạng bất ổn. Con bé còn bị đau bụng, nhức đầu thậm chí rụng tóc, nên tôi đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để xác định có bất cứ chứng bệnh tiềm ẩn nào không. Nhưng xét nghiệm ra chẳng có gì cả, bác sĩ nói những triệu chứng đó do căng thẳng gây ra. Không khí trong gia đình lúc nào cũng nhẹ nhàng, thư giãn và vui vẻ, tôi cũng không đặt áp lực rằng con bé phải thể hiện tốt hay đạt thành tích gì trong học tập. Con bé đang đi điều trị tâm lý, gia đình tôi cũng giữ liên lạc sát sao với bác sĩ. Nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi. Tôi biết con bé quan tâm đến điểm số và thứ hạng trên trường nhưng thật lòng tôi chẳng biết con bé đang căng thẳng vì điều gì. Làm sao con gái tôi trở lại như trước đây, thưa bác sĩ?”
Có rất nhiều bạn trẻ giống như con gái chị hiện giờ. Viện tâm lý Hoa kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát cho thấy dưới 50% số bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên đánh giá sức khỏe tâm trí của mình là “Cực kỳ tốt”. Tình hình cũng chẳng mấy lạc quan khi chúng lớn lên vì 90% bạn trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 21 có ít nhất một dấu hiệu tâm lý bất ổn vì căng thẳng ( con số này là rất cao so với độ tuổi trưởng thành ).
Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác gồm trầm cảm hay buồn bã, mất hứng thú khi đến trường hoặc trong đời sống thường nhật, thiếu động lực và năng lượng, cảm thấy bồn chồn và lo âu.
Điều khá mới mẻ về các bạn teens lúc này là chúng không chỉ căng thẳng về những gì thân thuộc trong cuộc sống của chúng như việc ở nhà hay ở trường, chúng căng thẳng cả về thế giới. Ví dụ, ¾ cho biết mình stress về các cuộc tấn công, nã súng tại trường học. Hơn phân nửa stress vì tình hình khí hậu hiện tại, hơn ⅔ stress khi nghĩ tới viễn cảnh của đất nước. Hơn 60% lo lắng về tỉ lệ tự tử tăng cao, về thay đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, và sự xa cách và lưu lạc của những gia đình nhập cư và di cư. Danh sách đó cứ kéo dài vô tận.
1. LẮNG NGHE VÀ CHẤP NHẬN
Hãy lắng nghe con nói về những tình huống khó khăn có thể làm con cảm thấy căng thẳng, ví dụ như con có một tình bạn rắc rối và có thể con đã chọn sai bạn. Lúc này, hãy cho con bạn biết những khó khăn con gặp phải là thật - kể cả tình huống đó có vẻ kịch tính, được phóng đại hay vô lý. Quan trọng là đừng phủ nhận những gì con đang trải qua và tác động của việc đó lên tâm lý con. (ví dụ: đừng nói “Con thiếu gì bạn để chơi” trong khi con đang cảm thấy cô đơn). Thay vào đó, nghe con nói về khó khăn con đang gặp phải và đáp lại bằng thái độ điềm tĩnh và quan tâm. Mục đích của hành động này không phải để giúp con thoát khỏi cảm xúc đó hay làm dịu cơn đau, mà là để con biết rằng bạn đã được biết, nghe và hiểu sự việc này
Sau đó, hãy giúp con nhận diện cảm xúc của mình. Nếu con kể bạn nghe một câu chuyện nhạy cảm, nhẹ nhàng gợi ý để con nói về cảm nhận của con. Trọng điểm là giúp con nhận diện CON ĐANG CẢM THẤY thế nào chứ không phải TẠI SAO con lại cảm thấy như vậy. Từ câu chuyện và tình tiết, bạn có thể đưa ra 1 đến 2 câu kết luận cho vấn đề của con. Ví dụ “ Con không biết cách giải 5 bài toán và con lo là con sẽ bị điểm thấp trong bài kiểm tra hôm nay.” Nhớ thể hiện một chút đồng cảm khi bạn nói với con “Toán khó quá con nhỉ, làm bố/ mẹ nhớ lại thời cấp 3 bố/mẹ cũng từng lo cuống cuồng vì sợ điểm kém môn toán.”
Hãy kiềm lại mong muốn đưa ra lời khuyên hay lời góp ý cách giải quyết vấn đề bởi vì con chỉ cần bạn lắng nghe. Bạn cũng KHÔNG cần trấn an con kiểu như “Chuyện rồi cũng qua, sẽ ổn thôi” vì con sẽ nhận ra bạn lỡ mất lý do con chia sẻ với bạn: CẦN người để lắng nghe và thấu hiểu. Lắng nghe để con thấy bạn không lo lắng vì con đang bất ổn, bạn chấp nhận việc đó. Từ đó con bạn sẽ thôi kháng cự với điều làm chúng căng thẳng vì kháng cự không giúp ta hồi phục, phát triển hay cảm thấy tốt hơn, nó chỉ làm tăng cảm xúc mạnh trong ta. Con càng cố né tránh thực tại thì càng có phản ứng thái quá đối với căng thẳng. Hậu quả là, việc không kiểm soát tốt căng thẳng trước những tình huống khó khăn dẫn tới phản ứng căng thẳng hơn đối với cả những sự việc nhỏ nhặt.
2. TÌM NGUYÊN NHÂN CỦA CĂNG THẲNG
Con chúng ta sẽ thấy cha mẹ mình thật tâm lý khi giúp chúng đặt câu hỏi “ Việc ta cần làm không phải là kết quả chẩn đoán mà là giúp thứ đang diễn ra thật rõ ràng bằng các nguyên nhân căng thẳng.
NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ:
THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT VÀ BIẾN CỐ LỚN TRONG ĐỜI:
Đó có thể là cuộc đời của con, cảm thấy kiểm soát. Đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề đó: liệu nó có liên quan đến một trải nghiệm tồi tệ của con trong quá khứ? Liệu đây có phải là hệ quả của những khó khăn hằng ngày? Cảm thấy quá tải? Sự kiện trong đời có thể là tác nhân của căng thẳng: cái chết của người con yêu, chuyển trường hoặc cha mẹ ly dị. Càng nhiều thay đổi thì càng làm căng thẳng (stress) nhiều hơn.
CĂNG THẲNG MÃN TÍNH
Chronic stress là tình trạng một người gặp khó khăn xử lý các tình huống cơ bản trong cuộc sống. Nguyên nhân của căng thẳng mãn tính là sống trong nghèo túng, sống với cha mẹ có dấu hiệu trầm cảm nặng hoặc mắc phải bệnh mãn như ung thư. Một số teen cũng căng thẳng mãn tính do bị ảnh hưởng bởi những chuỗi sự kiện tiêu cực: sự nóng lên toàn cầu, số người tự tử ngày một cao, các viễn cảnh xấu khác.... Mạng xã hội cũng là một trong số đó, 50% teen cho rằng MXH khiến các con cảm thấy bị đánh giá, hơn ⅓ cho rằng MXH khiến các con cảm thấy tệ về bản thân mình.
RẮC RỐI THƯỜNG NGÀY
Ngạc nhiên là những rắc rối thường ngày có ảnh hưởng lớn hơn những loại căng thẳng khác đến từ sự kiện hay căng thẳng mãn tính. Hiểu được điều này, ta có thể giúp con tìm cách khắc phục rắc rối thường ngày thay đổi tình cảnh. Con gái tôi gặp nhiều khi đến trường, con bé cũng có vấn đề về sức khỏe thể chất nữa. Ngày ngày con bé phải đi bộ 1.2 dặm đến bến xe buýt, phải đợi tầm 40 phút, có khi dưới mưa để đợi xe buýt. Con bé cũng gặp khó khăn bắt kịp kiến thức với các bạn trên lớp. Tuy tôi chẳng thể làm dịu bớt cơn đau thể chất hay chịu áp lực trên trường giúp con nhưng tôi có thể giải quyết rắc rối cho con bằng cách nhờ một phụ huynh khác cho con đi chung xe hoặc đăng ký xe buýt của trường.
3. CĂNG THẲNG LÀ CÓ LỢI CHO CON
Nói cho con hiểu, 𝒄𝒂̆𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̆̉𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒉𝒐𝒂̀𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒃𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒂̂́𝒕 𝒄𝒂̉ 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒐́ 𝒄𝒐́ 𝒍𝒐̛̣𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒐𝒏. Đây cũng là cách cho con thấy sự khác biệt giữa căng thẳng và lo âu. Căng thẳng là trạng thái ta bị đẩy khỏi vùng an toàn của mình, chính căng thẳng thúc đẩy sự phát triển nên nó rất có lợi cho quá trình trưởng thành của con. Cũng giống như cách cơ bắp của chúng ta mạnh mẽ hơn nhờ những bài tập nâng tạ. Trọng lượng của tạ khiến cơ bắp ta căng lên, thậm chí còn xụi đi và sau đó sẽ bị đau. Sức nặng của tạ giống như mức độ căng thẳng, nếu không quá nặng đến nỗi gây chấn thương thì vẫn góp phần củng cố sức mạnh của cơ bắp. Tương tự trường học vốn dĩ là để tạo áp lực để thúc đẩy học sinh mở mang trí tuệ. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi chúng ta bứ phá khỏi vùng an toàn để đối đầu với thử thách khó khăn, ta học hỏi và phát triển bản thân hiệu quả hơn. 𝑪𝒂̆𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̆̉𝒏𝒈 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒗𝒂̆́𝒄 𝒙𝒊𝒏 𝒉𝒖̛̃𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒐 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒄𝒂̆𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̆̉𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒍𝒂𝒊. Ai vượt qua giai đoạn căng thẳng thường có sức chịu đựng bền bỉ phi thường.
Mặt khác, lo lắng là nỗi sợ hãi và hoảng loạn có thể xuất hiện khi chúng ta đối mặt với một tác nhân gây căng thẳng (hoặc thậm chí chỉ là suy nghĩ của một người gây căng thẳng). Đ𝒐̂𝒊 𝒌𝒉𝒊 𝒍𝒐 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒄𝒂̉𝒏𝒉 𝒃𝒂́𝒐 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒕𝒂 đ𝒂𝒏𝒈 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒎. Chẳng hạn, chúng ta nên cảm thấy lo lắng khi đang ngồi trong một chiếc xe mà tài xế đang nhắn tin. Sự lo lắng chính đáng làm chúng ta muốn thoát khỏi bất kỳ tình huống nguy hiểm nào ta đang gặp phải. Tôi đã từng có một người hàng xóm trông rất đẹp, nhưng tôi rất sợ tiếp xúc với anh ta. Mỗi khi anh ta dừng lại để trò chuyện thân thiện như mọi người, tôi đều rợn tóc gáy và trái tim tôi sẽ bắt đầu đập rất nhanh. Đó là phản ứng chống cự của cơ thể tôi khi tôi không thể chạy trốn anh ta. Hóa ra tôi lo lắng không thừa: Sau đó tôi phát hiện ra anh ta đã trải qua án tù cao nhất cho các tội phạm bạo lực tình dục. Đ𝒐̂𝒊 𝒌𝒉𝒊 𝒔𝒖̛̣ 𝒍𝒐 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒔𝒖̛̣ 𝒑𝒉𝒂̂́𝒏 𝒌𝒉𝒊́𝒄𝒉 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒉𝒐̛𝒏 𝒍𝒂̀ 𝒅𝒂̂́𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒎. Như Maria Shriver từng nói "Thường là khi ta lo lắng, ta có chút háo hức về thử thách sắp tới. Một phần trong bạn đang phấn khích trước những gì bạn sắp đạt được - nên bất kì thứ gì khiến bạn vừa phấn khích vừa sợ - hãy thử chúng!”
Tuy nhiên, sự lo lắng của chúng ta KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG CÓ LỢI. Lo lắng vô ích làm cho chúng ta do dự hơn là sáng suốt. Chúng ta sợ trông ngu ngốc, vì vậy ta không nói lên câu hỏi ta muốn. Chúng ta sợ thất bại, vì vậy chúng ta thậm chí không dám thử.
Làm cha mẹ, ta có thể giúp con xác định liệu con đang có lo lắng chính đáng hay lo lắng vô ích. Con có mong muốn thoát khỏi bất cứ tình huống nào đang khiến con lo lắng và sợ hãi không? Nếu vậy, lo lắng của con có khả năng là chính đáng. Chúng ta có thể giúp con thoát khỏi tình huống nguy hiểm đó. Nhưng nếu sự lo lắng khiến con do dự, hãy giúp con nhận ra con đang lo lắng vô ích và điều đó đang kìm hãm con.
❤❤❤Tất cả điều này đều đòi hỏi sự tin tưởng, bạn ạ.
Tin tưởng rằng nếu con chúng ta vẫn còn ở đây, vẫn còn thở, mọi thứ vẫn ổn.
Tin tưởng rằng ngay cả khi chúng ta không thể sửa chữa ngay lập tức mọi thứ, cuộc sống sẽ tiếp diễn như chính nó phải như vậy.
Tin tưởng rằng ngay cả khi trong hoàn cảnh tồi tệ nhất, sẽ có người phạm sai lầm và đối xử với con khác cách ta thường làm, những đứa trẻ của chúng ta có thể đối mặt với việc đó.
Tin tưởng rằng con (và cả chúng ta) có thể xử lý tất cả những cảm xúc khó trước những việc có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Khi cha mẹ CHẤP NHẬN tình huống đó sẽ gây căng thẳng hoặc gây sợ hãi và sức kiểm soát của ta có hạn , nó TIẾP THÊM NIỀM TIN cho những đứa trẻ của chúng ta chấp nhận điều tương tự. Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒐̣𝒏𝒈 𝒍𝒂̀, 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒕𝒂 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒃𝒆̣̂ 𝒑𝒉𝒐́𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒑𝒉𝒊́𝒂 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄, 𝒕𝒉𝒂𝒚 𝒗𝒊̀ 𝒃𝒊̣ 𝒕𝒆̂ 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒄𝒂̆𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̆̉𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒐 𝒂̂𝒖.
Bài viết được viết bới tiến sĩ Christine L. Carter, với tựa đề tiếng Anh "Help Stressed-out teens" đăng trên trang Psychology Today, Ngày trong lành biên dịch lại.
Comments