top of page
Writer's pictureGiang Kate

TRỊ LIỆU CHỮA LÀNH ĐỨA TRẺ BÊN TRONG

Updated: Jul 8, 2020


Trong ta vẫn luôn có một đứa trẻ mong manh và ngây thơ, tưởng những điều mình nhìn thấy, những điều mình nghĩ hoàn toàn là sự thật và đúng cho đến tận bây giờ khiến cho từng ngày lớn lên, tuổi thơ trong trẻo bị dần chiếm bởi sự sợ hãi và tức giận, vốn dĩ để bảo vệ phần tôi cô đơn vô hạn ấy.

Tôi đã gặp lại cô bé của tôi trong tiềm thức. Tôi đã nói với cô bé năm tuổi đang sợ hãi rằng bóng tối chỉ như chiếc đồng hồ cho chúng ta biết là đến giờ nghỉ ngơi, để nạp sức cho một ngày mai vui chơi thỏa thích.

Tôi đã nói với cô bé hai mươi tuổi đang rất rất buồn, khóc một mình vì lỗi lầm cô gây ra rằng tôi đã trưởng thành và học được tính kỷ luật để biết hoàn thành thật tốt những việc cần, nên làm. Để cô ấy và tôi bớt gay gắt và khắt khe với bản thân vì đã quá khắc ghi bài học từ sự thiếu sót do mình gây ra.

Tôi xin cảm ơn cô ấy. Tôi đã thay đổi, cô ấy cũng cần thay đổi, tha thứ cho những người khác, cho chính mình và tất cả những gì đã xảy ra. Bởi tha thứ là món quà mà mình dành tặng cho chính mình chứ không phải bất kỳ ai khác.​ ***** Về mặt tâm lý, nhiều người trong chúng ta vẫn luôn có một đứa trẻ bên trong. Đứa trẻ này chính là bản thân mình đang đòi hỏi được giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu cho những tổn thương, khát vọng thực sự của mình trong quá khứ mà đang chưa được thỏa mãn, chữa lành.

Phương pháp trị liệu Chữa lành đứa trẻ bên trong giúp cho thân chủ kết nối được với đứa trẻ trong mình, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn cũng như những sự tổn thương đứa trẻ đã mắc phải trong quá khứ và cùng nhìn nhận lại, tìm ra giải pháp tích cực hơn cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Khái niệm Đứa trẻ bên trong được khởi nguồn từ nhà tâm lý học Carl Jung (1875-1961). Sau này, bác sĩ tâm lý Charles L. Whitfield đã phát triển và xuất bản những cuốn sách liên quan đến phương pháp trị liệu chữa lành đứa trẻ bên trong.

The True-Self and the False-Self. (Tạm dịch: Bản thân thật sự - Bản thân sai lệch)


Đứa trẻ bên trong là True-self. Đứa trẻ này đã bị tổn thương tâm lý ở thời điểm nào đó trong tuổi thơ hoặc quá trình lớn lên, khiến cho sự phát triển về tâm lý của đứa trẻ bị dừng chặn lại tại thời điểm mà tổn thương tâm lý xảy ra.

Từ đó, đứa trẻ giấu mình đi bởi vì cảm thấy không còn an toàn để sống thật với những người xung quanh, kể cả cha mẹ hoặc bất kỳ ai mà nó cảm thấy không an toàn.


Khi Đứa trẻ giấu mình như vậy, thì có điều khác sẽ được gồng lên thể hiện ra để thay thế.

Đó chính là False-self để che đậy đi suy nghĩ, cảm xúc thật của mình. Điều này dẫn đến cá nhân đó không còn biết đến cảm xúc thật của mình nữa. Và vì không biết đến cảm xúc thật của mình nên không thỏa mãn được những khát vọng thật sự sâu kín bên trong, kể cả về cơ thể, tâm lý và tinh thần. Vì thế, trong cuộc sống người đó luôn cảm thấy có điều gì đó mà mình không thể cảm nhận niềm vui, hạnh phúc một cách trọn vẹn.


Rất nhiều người trong chúng ta phải dành hàng năm trời để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề của mình hoặc chọn các phương pháp trị liệu tâm lý học để đối diện với phần False-self vốn đang nắm giữ, cản trở khiến cuộc sống của mình không tìm được niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn hoặc không ngừng có những cảm xúc tiêu cực mà cho dù lý trí có đủ kiến thức và nhận biết nhưng vẫn không sao làm chủ được những cảm xúc tiêu cực đó.


1,258 views0 comments
bottom of page